Viêm tuyến sữa có mủ hay còn gọi là tắc tuyến sữa có mủ. Đây là tình trạng tắc sữa và có tình trạng sưng mủ ở đầu ti. Thông thường, nếu tắc sữa khoảng 1 tuần mà không được xử lý thì sẽ chuyển sang viêm tuyến sữa có mủ. Hôm nay, Trung Tâm Tư Vấn Và Chăm Sóc Vú xin chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng này. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Viêm tuyến sữa có mủ là gì?
Viêm tuyến sữa có mủ là một dạng biến chứng của bệnh lý viêm tuyến sữa. Viêm tuyến sữa được hay còn gọi là tắc sữa là tình trạng viêm nhiễm ống dẫn sữa. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn và có mủ xuất hiện ở đầu ti. Lúc này được gọi là viêm tuyến sữa có mủ.

Triệu chứng nhận biết viêm tuyến sữa có mủ
Để nhận biết tình trạng viêm tuyến sữa có mủ, chị em cần căn cứ vào những triệu chứng sau:
- Vú sưng đỏ, căng tức và đau nhức
- Nóng rát trong vú, nhất là khi con bú
- Đầu vú tụ mủ
- Rùng mình, ớn lạnh
- Sốt cao kéo dài
- Chán ăn
Nguyên nhân gây viêm tuyến sữa có mủ
Thông thường, cho con bú sai kỹ thuật là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm tuyến sữa có mủ. Tình trạng này thường gặp ở các chị em lần đầu làm mẹ hơn là những chị em đã sinh con nhiều lần. Vì chưa có kinh nghiệm cho con bú nên chị em thường để miệng trẻ ngậm không chọn núm vú, nằm ở khoảng cách xa. Lực hút và lực kéo của trẻ khi bú sẽ vô tình gây ra một số tổn thương trên đầu vú và tạo thành những vết rạn nhỏ. Những vết rạn này dần nhiều lên và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm tuyến sữa có mủ còn xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
- Tắc ống dẫn sữa khiến sữa bị chảy ngược vào trong vú gây ra tình trạng viêm nhiễm
- Các vết rạn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ miệng và mũi trẻ xâm nhập vào vú.
- Mẹ mắc bệnh tiểu đường và vú bị bầm hoặc nứt cũng sẽ dễ mắc phải tình trạng viêm tuyến sữa có mủ
XEM THÊM:
Cách xử lý viêm tuyến sữa có mủ
- Uống thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau nhức, cương cứng, khó chịu ở ngực.
- Chườm đá liên tục, mỗi lần chườm khoảng 15 phút, mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
- Mặc áo lót rộng rãi, thoáng mát, từ chất liệu thấm hút mồ hôi. Thậm chí nếu khó chịu quá bạn có thể bỏ cả áo lót một vài ngày.
- Uống nhiều nước.
- Bơm vắt sữa bằng máy hút sữa trước khi cho bé bú giúp ngực giảm căng tức.

- Kết hợp bôi kem chống viêm giúp vết rạn nhanh lành.
- Tuyệt đối không nặn mủ hay dùng tay tác động mạnh lên đầu vú.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ ăn uống phù hợp. Tuyệt đối không để mình rơi vào tình trạng căng thẳng, stress…
Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc bệnh viêm tuyến sữa có mủ
Khi bị viêm tắc tuyến sữa, chị em tuyệt đối không nên làm những việc sau đây để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Không cố gắng cho con bú để thông sữa. Vì lúc này, mủ tụ ở đầu vú, nếu cho bé bú trực tiếp khả năng bé nuốt phải mủ là rất cao.
- Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh vì tuyến sữa sẽ bị co lại, tình trạng này sẽ khiến tuyến sữa bị tắc và tình trạng mưng mủ sẽ trầm trọng hơn.
- Không bóp mạnh hay cố nặn mủ ở đầu vú ra bởi việc làm này có thể khiến đầu vú bị tổn thương.
- Không uống đủ nước vì quan niệm uống nhiều nước sẽ khiến cơ thể tiết nhiều sữa, bầu ngực sẽ căng tức và khó chịu. Tuy nhiên, cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể để sữa tiết đều đặn và đảm bảo năng lượng cho cả ngày dài.
Trên đây là một số thông tin về bệnh lý viêm tuyến sữa có mủ, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là các thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc về các kiến thức dành cho mẹ và bé, hãy truy cập website của chúng tôi để có thể tìm được câu trả lời chính xác nhé!
Khi có cảm giác sốt, đau đớn, khó chịu, ngoài ra cơn đau còn tăng dần lên nếu sữa đã bị ứ đọng nhiều ngày thì việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.
TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHANH GỌN ĐƯỢC NGAY BUỔI ĐẦU TIÊN TẠI BREASTECH
TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI
- Hút bằng máy không đau, không sưng, không chảy máu
- Sử dụng kem chuyên dụng chống đau rát đầu ti
- Chống nứt cổ gà giúp bé bú được ngay
- Không đắp th-u-ố-c
- Không châm cứu. Không chọc kim
- Không day bóp gây đau đớn
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy sau sinh là bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, trung tâm hiện tại đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành.
Trung Tâm Tư Vấn & Chăm Sóc Vú tập hợp y bác sỹ điều dưỡng kỹ thuật viên yêu nghề, thao tác thuần thục, thông tia sữa nhanh mà hoàn toàn không đau.
Sứ mệnh của trung tâm được giao phó là duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ đang thời kỳ bú. Mục tiêu là hoàn thành 30.000 ca thông sữa năm 2025. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng liên tục cập nhật kỹ thuật thông sữa tối ưu tiên tiến nhất của công nghệ để không đau và thông sữa nhanh nhất
KẾT QUẢ SAU LIỆU TRÌNH
- Hiệu quả ngay sau khi kết thúc
- Ngày càng nhiều sữa
- Toàn bộ máy móc đều hiện đại
- Khám nhẹ nhàng, cẩn thận
- Bé bú được ngay
- Không gây biến chứng
- Bệnh nhân hài lòng mới thu phí.
- 7 cách làm sữa mẹ xuống nhiều cho bé ti thoải mái mẹ không lo thiếu sữa
- Chữa tắc tia sữa bằng việc chiếu đèn hồng ngoại có hiệu quả không?
Tắc tia sữa có mủ là gì, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh các mẹ nên biết để tránh
5% bệnh nhân cần điều trị đến lần 2 và 3 thường là các trường hợp tự chữa ở nhà bằng các mẹo và phương pháp dân gian, để kéo dài nhiều ngày dẫn đến áp xe, nhiễm trùng nên cần sử dụng thủ thuật phức tạp và kéo dài vài ngày.
https://tacsuame.com/