Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là điều khiến cha mẹ vô cùng bận tâm lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy, liệu có cách nào để giúp mẹ giải quyết được vấn đề này không? Hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau, mẹ nhé!
Đối với trẻ sơ sinh, nhu cầu ngủ và ăn đều rất cao và chúng cần được cân bằng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ 16-18 tiếng hoặc hơn và cứ mỗi từ 2-3 tiếng bé cần bú một lần, với bé uống sữa công thức sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, có trường hợp bé lại ngủ liên tục không thức dậy đòi bú hoặc chỉ dậy khi tè dầm rồi bắt đầu ngủ tiếp.
Nếu tình trạng này kéo dài liên tục quả thực sức khỏe và sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như các khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
Nhu cầu ăn và ngủ của trẻ sơ sinh đều rất cao và chúng cần được cân bằng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện
1/ Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, lý do vì đâu?
Mô hình giấc ngủ của trẻ mới sinh khác hẳn với người lớn, mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 hoặc 4 giờ không kể ngày hay đêm. Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều đó là giúp cơ thể bé phát triển và lớn lên. Điều này lý giải cho việc vì sao trẻ sơ sinh lớn rất nhanh đấy, mẹ ạ.
– Trẻ lớn lên khi ngủ: Đối với những bé ngủ ngon, ngủ đủ giấc thì não bộ sẽ tiết ra hooc-môn tăng trưởng giúp bé nhanh lớn và khỏe mạnh hơn.
– Phát triển não bộ: Giấc ngủ ngon đảm bảo cho sự phát triển não bộ, giúp bé thông minh hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ.
– Tinh thần thoải mái: Ngủ đủ giấc có tác dụng giúp tinh thần bé thoải mái và điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ vui vẻ, cười đùa nhiều hơn.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ càng được cũng cố và trở nên khỏe mạnh hơn nhờ vào giấc ngủ ngon và sâu.
Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, ngủ li bì còn có thể do bé mắc phải một số bệnh lý khác như:
– Bé bị mất nước: Cơ thể trẻ bị mất nước có thể do nôn trớ, tiêu chảy, sốt hoặc ra nhiều mồ hôi. Trẻ ngủ nhiều, ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh.
– Trẻ bị sốt: Thông thường trẻ sơ sinh bị sốt ngủ rất nhiều, có thể kéo dài liên tục đến vài giờ.
– Trẻ bị viêm màng não: Đây là một căn bệnh nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ sơ sinh vì có khả năng gây tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề. Bệnh có các triệu chứng như bé ngủ nhiều, ngủ li bì hoặc hôn mê, bú ít…
2/ Giải pháp cho mẹ khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Trong thời gian sau khi sinh, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến khích mẹ rằng không nên để bé ngủ quá lâu mà không cho bú. Bởi lúc này, dạ dày của bé còn rất nhỏ nên không thể bú được nhiều vì vậy cần cho bé bú liên tục để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, sữa mẹ lại rất dễ tiêu hóa do đó bé sẽ đói nhanh hơn.
Khi bé ngủ quá lâu, mẹ cần đánh thức bé dậy để cho bú
Khi thấy con ngủ quá lâu mẹ cần đánh thức bé dậy để cho bú, việc đánh thức này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và bé sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ. Mẹ có thể áp dụng vài mẹo sau để “gọi” con dậy:
– Chạm nhẹ vào bé: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cẩn một cái chạm nhẹ vào má cũng có thể khiến bé cử động, tỉnh giấc.
– Bỏ bớt lớp chăn quấn: Bé sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn khi được bọc trong lớp chăn ấm áp, vì vậy khi muốn con tỉnh dậy để bú mẹ hãy bỏ lớp chăn này nhé.
– Làm mát: Một khi bé ngủ quá sâu và khó đánh thức mẹ có thể dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm rồi lau nhẹ lên mông, lưng, tay, chân. Việc này sẽ giúp bé thức giấc nhanh chóng.
– Cho bé bú mẹ: Trẻ sơ sinh có phản xạ mút tự nhiên khi đặt ti mẹ vào miệng, khi đó bé sẽ bắt đầu bú sữa mẹ và sẽ dần tỉnh ngủ.
Đối với những trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít hoặc bỏ bú lâu ngày do bệnh lý mẹ cần theo dõi và đưa bé đến gặp bác sĩ. Tránh để tình trạng kéo dài vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.
TRUNG TÂM TẮC TIA SỮA PHỤ SẢN
Cơ sở 1: Số 6A Ngõ 6 Dốc Phụ Sản – Cầu Giấy – 0946530809
Cơ sở 2: Số 105 Láng hạ – Đống Đa – Hà Nội – 0975318871
Cơ sở 3: Số 2 Thanh Bình – Hà Đông – Hà Nội – 0912661144
Cơ sở 4: Số 11A Ngõ 54 Nghĩa Dũng – Ba Đình – Hà Nội – 0976581867
Cơ sở 5: Số 322 Ngọc Lâm – Long Biên – 0962754950
Cơ sở 6: Số 753 Trương Định – Hoàng Mai – 0962821146
Web site: https://tacsuame.com Zalo trực tuyến: 0912661144
Khi có cảm giác sốt, đau đớn, khó chịu, ngoài ra cơn đau còn tăng dần lên nếu sữa đã bị ứ đọng nhiều ngày thì việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.
TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHANH GỌN ĐƯỢC NGAY BUỔI ĐẦU TIÊN TẠI BREASTECH
TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI
- Hút bằng máy không đau, không sưng, không chảy máu
- Sử dụng kem chuyên dụng chống đau rát đầu ti
- Chống nứt cổ gà giúp bé bú được ngay
- Không đắp th-u-ố-c
- Không châm cứu. Không chọc kim
- Không day bóp gây đau đớn
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy sau sinh là bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, trung tâm hiện tại đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành.
Trung Tâm Tư Vấn & Chăm Sóc Vú tập hợp y bác sỹ điều dưỡng kỹ thuật viên yêu nghề, thao tác thuần thục, thông tia sữa nhanh mà hoàn toàn không đau.
Sứ mệnh của trung tâm được giao phó là duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ đang thời kỳ bú. Mục tiêu là hoàn thành 30.000 ca thông sữa năm 2025. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng liên tục cập nhật kỹ thuật thông sữa tối ưu tiên tiến nhất của công nghệ để không đau và thông sữa nhanh nhất
KẾT QUẢ SAU LIỆU TRÌNH
- Hiệu quả ngay sau khi kết thúc
- Ngày càng nhiều sữa
- Toàn bộ máy móc đều hiện đại
- Khám nhẹ nhàng, cẩn thận
- Bé bú được ngay
- Không gây biến chứng
- Bệnh nhân hài lòng mới thu phí.
- 7 cách làm sữa mẹ xuống nhiều cho bé ti thoải mái mẹ không lo thiếu sữa
- Chữa tắc tia sữa bằng việc chiếu đèn hồng ngoại có hiệu quả không?
Tắc tia sữa có mủ là gì, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh các mẹ nên biết để tránh
5% bệnh nhân cần điều trị đến lần 2 và 3 thường là các trường hợp tự chữa ở nhà bằng các mẹo và phương pháp dân gian, để kéo dài nhiều ngày dẫn đến áp xe, nhiễm trùng nên cần sử dụng thủ thuật phức tạp và kéo dài vài ngày.