Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị rôm sẩy, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ cao làm tuyến bài tiết mồ hôi còn non nớt và chưa hoàn thiện của trẻ không kịp đào thải mồ hôi và chất độc nên gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng tại các lỗ chân lông. Bệnh rôm sẩy không nguy hiểm nhưng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, và dễ nhiễm khuẩn, viêm da nếu không được chăm sóc chu đáo và cẩn thận.
Dấu hiệu rôm sẩy ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu của bệnh rôm sẩy ở trẻ sơ sinh
Rôm sẩy thường mọc thành đám, mảng lớn ở một số vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán và một số vũng kẽ như nách, bẹn… Trên da bé sẽ xuất hiện những sẩn màu đỏ, trên có thể có mụn nước nhỏ, mủ trắng xen lân. Khi mụn nước vỡ ra chảy nước vàng, và làm bé xót khi có mồ hôi. Trẻ thường bị ngứa ngáy khó chịu, dễ gãi mạnh gây xây xát và nhiễm khuẩn. Khi trời mát, thường rôm sẩy sẽ tự lặn mất, nhưng nếu trời nóng rôm sẽ trở lại ngay. Rôm sẩy còn xuất hiện khi mặc quần áo nóng bức, bí hơi và hoạt động quá nhiều.
Một số lưu ý để trẻ không bị rôm sẩy
- Không nên ủ trẻ quá kĩ hay mặc nhiều quần áo cho trẻ
- Hạn chế đưa trẻ chạy chơi và ra nắng, năng tắm nước mát và uống đủ nước.
- Không để trẻ gãi làm trầy xước các vết rôm sẩy vì dễ gây nhiễm trùng da.
- Luôn giữ cho da trẻ được khô ráo và thoáng mát.
- Nên chọn các loại quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, tạo không gian thoáng mát cho trẻ nghỉ ngơi và vui chơi.
- Sử dụng các loại kem và phấn rôm đảm bảo chất lượng và không nên thoa quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông trẻ, dễ gây rôm sảy hơn.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thời điểm nắng nóng
Những việc mẹ bé không nên làm khi bé bị rôm sảy:
- Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc. Điều này có thể dẫn đến kích ứng da do hàm lượng axit qúa cao. Tuyệt đối không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ, khả năng nhiểm khuẩn nhiễm trùng lúc này là rất lớn, dễ gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
- Không sử dụng xà phòng hay sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ. Không dùng dầu dừa và dầu oliu để massage cho trẻ vì càng làm rôm sẩy lên nhiều hơn.
- Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sẩy dày đặc, đỏ, kéo dài…, các mẹ nên đưa bé đến các chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bậc phụ huynh nên có những biện pháp để phòng tránh bệnh rôm sẩy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé để các lỗ chân lông thông thoáng và bài tiết mồ hôi tốt hơn. Cần tạo không gian thoáng mát, tránh những khu vực nóng nực và ngột ngạt. Tránh đưa trẻ ra ngoài nắng vào thời điểm nhiệt độ ngoài trời cao, nếu cần phải ra ngoài nên đội mũ rộng vành và che chắn kín cho trẻ. Cha mẹ nên mặc cho bé những loại tã lót, quần áo thoáng mát, rộng rãi tránh mặc quá nhiều quần áo gây nóng nực, bí hơi. Kết hợp chế độ ăn uống hợp lí cho mẹ và bé để đảm bảo dinh dưỡng và phòng tránh bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh
TRUNG TÂM TẮC TIA SỮA PHỤ SẢN
Cơ sở 1: Số 6A Ngõ 6 Dốc Phụ Sản – Cầu Giấy – 0946530809
Cơ sở 2: Số 105 Láng hạ – Đống Đa – Hà Nội – 0975318871
Cơ sở 3: Số 2 Thanh Bình – Hà Đông – Hà Nội – 0912661144
Cơ sở 4: Số 11A Ngõ 54 Nghĩa Dũng – Ba Đình – Hà Nội – 0976581867
Cơ sở 5: Số 322 Ngọc Lâm – Long Biên – 0962754950
Cơ sở 6: Số 753 Trương Định – Hoàng Mai – 0962821146
Web site: https://tacsuame.com Zalo trực tuyến: 0912661144
Khi có cảm giác sốt, đau đớn, khó chịu, ngoài ra cơn đau còn tăng dần lên nếu sữa đã bị ứ đọng nhiều ngày thì việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.
TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHANH GỌN ĐƯỢC NGAY BUỔI ĐẦU TIÊN TẠI BREASTECH
TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI
- Hút bằng máy không đau, không sưng, không chảy máu
- Sử dụng kem chuyên dụng chống đau rát đầu ti
- Chống nứt cổ gà giúp bé bú được ngay
- Không đắp th-u-ố-c
- Không châm cứu. Không chọc kim
- Không day bóp gây đau đớn
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy sau sinh là bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, trung tâm hiện tại đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành.
Trung Tâm Tư Vấn & Chăm Sóc Vú tập hợp y bác sỹ điều dưỡng kỹ thuật viên yêu nghề, thao tác thuần thục, thông tia sữa nhanh mà hoàn toàn không đau.
Sứ mệnh của trung tâm được giao phó là duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ đang thời kỳ bú. Mục tiêu là hoàn thành 30.000 ca thông sữa năm 2025. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng liên tục cập nhật kỹ thuật thông sữa tối ưu tiên tiến nhất của công nghệ để không đau và thông sữa nhanh nhất
KẾT QUẢ SAU LIỆU TRÌNH
- Hiệu quả ngay sau khi kết thúc
- Ngày càng nhiều sữa
- Toàn bộ máy móc đều hiện đại
- Khám nhẹ nhàng, cẩn thận
- Bé bú được ngay
- Không gây biến chứng
- Bệnh nhân hài lòng mới thu phí.
- 7 cách làm sữa mẹ xuống nhiều cho bé ti thoải mái mẹ không lo thiếu sữa
- Chữa tắc tia sữa bằng việc chiếu đèn hồng ngoại có hiệu quả không?
Tắc tia sữa có mủ là gì, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh các mẹ nên biết để tránh
5% bệnh nhân cần điều trị đến lần 2 và 3 thường là các trường hợp tự chữa ở nhà bằng các mẹo và phương pháp dân gian, để kéo dài nhiều ngày dẫn đến áp xe, nhiễm trùng nên cần sử dụng thủ thuật phức tạp và kéo dài vài ngày.