Tắc tia sữa có mủ thường dễ xảy tới với những mẹ mới sinh con lần đầu. Lúng túng trong việc tìm ra căn nguyên bệnh và vội vã nghe theo những mẹo, lời khuyên phản khoa học có thể khiến tình trạng của mẹ tiến triển nặng hơn. Lúc này, không chỉ sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng mà con cũng sẽ bị thiếu sữa – nguồn dinh dưỡng quan trọng trong những tháng đầu đời.
Những dấu hiệu nào cảnh báo tình trạng tắc sữa có mủ?
Về bản chất, tắc tia sữa có mủ là một cấp của tắc tia sữa nói chung. Tắc tia sữa có mủ có thể coi là giai đoạn tiếp theo của tình trạng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh và thường xảy ra với những phụ nữ sinh con đầu lòng. Khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần mà không tìm được biện pháp khắc phục thì sẽ rất nhanh chóng chuyển sang tắc tia sữa có mủ.
Những bất thường ở vùng ngực là dấu hiệu quan trọng để phát hiện tắc sữa có mủ.
Mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng tắc tia sữa có mủ qua một số triệu chứng điển hình như: Đầu vú đỏ ửng, lan ra cả quầng ti; Sờ thấy một số cục cứng nổi khắp bầu ngực; Bóp nhẹ ngực thấy xuất hiện dịch mủ; Mẹ sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38ᵒ C; … Nếu tắc sữa có mủ đã kéo dài được một thời gian thì mẹ có thể thấy xuất hiện mùi tanh, nồng trong sữa, dẫn đến việc con quấy khóc, không chịu bú.
Hiểm họa tiềm ẩn từ tắc tia sữa có mủ
Đa phần, tắc tia sữa có mủ không gây nguy hiểm trực tiếp lên tính mạng người mẹ. Thế nhưng, tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây nhiều phiền phức cho sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa cho con. Hơn nữa, đây có thể là tiền đề dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể mẹ sau sinh.
Đầu tiên, cảm giác sữa tràn trề, căng tức ngực mà không thể “thoát” ra ngoài sẽ khiến mẹ cực kỳ khó chịu. Kèm theo đó là hiện tượng đau buốt ngực, dễ khiến mẹ lo âu, không thể nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể mẹ và thậm chí có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.
Tắc sữa có mủ sẽ khiến mẹ đau đớn và khó chịu.
Hơn nữa, tắc sữa có mủ, trong nhiều trường hợp, sẽ tạo điều kiện hình thành các bệnh liên quan đến tuyến vú như u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú,… rất nguy hiểm. Tắc tia sữa có mủ chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến áp xe vú. Nếu mẹ bị áp xe vú mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời, thì sẽ tạo thành khối viêm mãn tính, dễ dàng tái phát. Một số trường hợp diễn biến xấu, tổn thương tuyến sữa khiến mẹ không thể tiết sữa nữa hoặc bầu ngực của mẹ có nguy cơ bị hoại tử, phải cắt bỏ một phần hoặc tệ hơn là toàn bộ bầu ngực.
Tắc tia sữa có mủ làm mẹ không thể tiết sữa, hay tiết sữa có lẫn mủ, có mùi tanh. Chính điều này khiến con không nhận được sữa mẹ trong những ngày tháng đầu tiên sau sinh, dẫn đến việc con chậm lớn, thấp còi, nhẹ cân, hệ miễn suy dịch yếu. Từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của con sau này.
Hiểu rõ nguyên nhân – phòng tránh khoa học tắc sữa có mủ
Như đã nói ở trên, nếu mẹ sau sinh bị tắc tia sữa mà chủ quan, không đi kiểm tra hay cố gắng can thiệp bằng các biện pháp phản khoa học thì rất dễ chuyển biến thành tắc sữa có mủ. Có một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị tắc tia sữa như: Các mẹ không day đều bầu vú để thông tia sữa ngay sau khi sinh; Mẹ không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết hoặc mẹ cho bé bú không cân ở hai bên vú khiến sữa bị ứ tắc;… Sữa đọng lại lâu ngày sẽ gây ôi, tắc và ung nhũ.
Do vậy, nếu thực hiện tốt các biện pháp dưới đây, mẹ có thể giảm khả năng tắc tia sữa cũng như tắc sữa có mủ xuống đến mức thấp nhất.
– Thường xuyên massage bầu sữa để sữa xuống đều và không bị vón cục.
– Khi cho trẻ bú xong, mẹ dùng hai tay nặn hết sữa thừa và làm sạch đầu ti để tránh viêm nhiễm và ứ tắc sữa.
– Cho bé bú đều cả hai bên đầu ngực.
Cho trẻ bú đều hai bên ngực giúp mẹ giảm nguy cơ bị tắc sữa.
– Khi trẻ không bú hết lượng sữa mẹ tiết ra, hãy chắc chắn rằng mẹ sẽ duy trì lượng sữa tiêu thụ bằng cách dùng máy hút sữa. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lạm dụng máy hút sữa quá và luôn đảm bảo mình sử dụng máy hút sữa đúng cách, khoa học nếu không, cũng dễ để lại nhiều hậu quả phiền phức.
– Mẹ nên mặc áo ngực chuyên dụng, dành cho phụ nữ sau sinh, mềm mại và không có gọng.
XEM THÊM:
- Sữa mẹ gồm những thành phần dinh dưỡng nào? Vì sao nên cho trẻ bú sữa mẹ?
- Tắc sữa non là gì? Mách mẹ cách chữa tắc sữa non tại nhà hiệu quả nhất
- Tắc tia sữa sau sinh uống thuốc gì cho khỏi tắc?
Mẹ nên làm gì khi bị tắc sữa có mủ?
Tuy nhiên, sau khi sinh, cũng không có cách nào đảm bảo được mẹ sẽ không bị tắc sữa có mủ. Do vậy, nếu thấy cơ thể mình có những dấu hiệu của tắc sữa có mủ, mẹ nên bình tĩnh và thực hiện theo những lời khuyên sau đây để giảm bớt sự đau đớn và tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.
Điều đầu tiên mẹ cần nhớ là tuyệt đối không ép con bú để đả thông đường dẫn sữa vì con có thể nuốt phải mủ rất nguy hại cho sức khỏe. Không nên bóp mạnh vào bầu ngực để đánh tan các cục sữa, vì trên thực tế, việc này có thể làm tổn thương các nang và mô tuyến vú. Mẹ cũng nên tránh làm theo các mẹo, lời khuyên phản khoa học, ví dụ như việc đắp các loại lá lên bầu ngực. Bản thân các loại lá cây chứa nhiều lông tơ nhỏ, rất dễ gây kích ứng cho da, chưa kể nếu các lá cây chưa vệ sinh kỹ nhiễm bẩn hoặc chứa hóa chất thì còn nguy hiểm hơn.
Bóp mạnh vào bầu ngực có thể làm tổn thương các nang và mô tuyến vú.
Thay vào đó, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ hai bầu ngực để tránh xảy ra tình trạng viêm, nhiễm ở tuyến vú. Mẹ cũng nên chườm nóng bầu ngực bằng nước ấm hoặc tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen và dùng tay massage để làm mềm bầu ngực, cải thiện tình trạng tắc sữa, ứ sữa. Lượng sữa thừa tích lại ở tuyến vú nên được hút ra bằng máy hút sữa. Mẹ không nên lo lắng quá mức, thay vào đó hãy nghỉ ngơi, dành thời gian cho cơ thể thư giãn và thiết lập một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học.
Mẹ cũng có thể tham khảo một vài bài thuốc dân gian dưới đây để cải thiện tình trạng của mình.
Bồ công anh là vị thuốc giúp thuyên giảm tình trạng tắc sữa có mủ.
– Nước bồ công anh: bồ công anh 50g, đường trắng 20g, nước vừa đủ. Bồ công anh rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi, đổ nước, đun chừng 30 phút, bắc ra, lọc bỏ bã cho đường trắng vào đun sôi. Nước bồ công anh tốt nhất nên uống khi còn nóng. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, chữa đau, nhức tuyến vú.
– Bồ công anh nấu với thần khúc: Bồ công anh 50g, thần khúc 50g, 900ml nước. Rửa sạch 2 vị thuốc trên rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun, cô đặc còn khoảng 300ml nước cốt là có thể dùng được. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chữa vú bị căng cứng và đau nhức.
Việc theo dõi sát sao tình trạng của tuyến vú cũng như cơ thể nói chung sẽ giúp mẹ sớm nhận ra những dấu hiệu của tắc tia sữa có mủ và có thể đưa ra những biện pháp kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con. Vì vậy các mẹ hãy luôn chú ý đến các biểu hiện bất thường của hai bầu ngực và cơ thể mình để có thể nhận biết tắc tia sữa một cách sớm nhất có thể nhé.
Khi có cảm giác sốt, đau đớn, khó chịu, ngoài ra cơn đau còn tăng dần lên nếu sữa đã bị ứ đọng nhiều ngày thì việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.
TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHANH GỌN ĐƯỢC NGAY BUỔI ĐẦU TIÊN TẠI BREASTECH
TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI
- Hút bằng máy không đau, không sưng, không chảy máu
- Sử dụng kem chuyên dụng chống đau rát đầu ti
- Chống nứt cổ gà giúp bé bú được ngay
- Không đắp th-u-ố-c
- Không châm cứu. Không chọc kim
- Không day bóp gây đau đớn
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy sau sinh là bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, trung tâm hiện tại đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành.
Trung Tâm Tư Vấn & Chăm Sóc Vú tập hợp y bác sỹ điều dưỡng kỹ thuật viên yêu nghề, thao tác thuần thục, thông tia sữa nhanh mà hoàn toàn không đau.
Sứ mệnh của trung tâm được giao phó là duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ đang thời kỳ bú. Mục tiêu là hoàn thành 30.000 ca thông sữa năm 2025. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng liên tục cập nhật kỹ thuật thông sữa tối ưu tiên tiến nhất của công nghệ để không đau và thông sữa nhanh nhất
KẾT QUẢ SAU LIỆU TRÌNH
- Hiệu quả ngay sau khi kết thúc
- Ngày càng nhiều sữa
- Toàn bộ máy móc đều hiện đại
- Khám nhẹ nhàng, cẩn thận
- Bé bú được ngay
- Không gây biến chứng
- Bệnh nhân hài lòng mới thu phí.
- 7 cách làm sữa mẹ xuống nhiều cho bé ti thoải mái mẹ không lo thiếu sữa
- Chữa tắc tia sữa bằng việc chiếu đèn hồng ngoại có hiệu quả không?
Tắc tia sữa có mủ là gì, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh các mẹ nên biết để tránh
5% bệnh nhân cần điều trị đến lần 2 và 3 thường là các trường hợp tự chữa ở nhà bằng các mẹo và phương pháp dân gian, để kéo dài nhiều ngày dẫn đến áp xe, nhiễm trùng nên cần sử dụng thủ thuật phức tạp và kéo dài vài ngày.
https://tacsuame.com/