Núm vú bị tụt có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, hiện tượng này thường bị bỏ qua vì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên núm vú bị tụt có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều vấn đề bất thường, đặc biệt với phụ nữ có thai và cho con bú.
1. Nguyên nhân nào gây núm vú bị tụt?
Núm vú bị tụt là tình trạng núm vú phẳng hoặc tụt sâu vào bên trong so với quầng vú (thay vì thò ra ngoài như bình thường). Cả nam và nữ đều có thể gặp tình trạng này. Việc núm vị bị tụt ở phụ nữ trong thời gian nuôi con nhỏ, sẽ ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ của trẻ.
Một số người có núm vú bị tụt vào trong từ khi sinh ra, một số khác lại xuất hiện núm vú bị tụt sau một thời gian bình thường. Núm vú bị tụt có thể là một biểu hiện của bệnh.
Các nguyên nhân gây biểu hiện tụt núm vú:
- Nhiễm trùng tuyến vú hay viêm vú.
- Giãn ống tiết sữa, đó là sự giãn nở bất thường của một ống trong mô vú.
- Áp xe dưới quầng vú.
- Biến chứng của phẫu thuật vú.
- Ung thư vú.
2. Núm vú bị tụt có nguy hiểm không?
Hầu hết tình trạng núm vú bị tụt từ khi sinh ra không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên một số phụ nữ có thể muốn điều trị vì lý do thẩm mỹ.
Còn khi đột nhiên bị tụt núm vú hoặc chỉ tụt một bên núm vú và/hoặc kèm các biểu hiện sau, bạn nên đi khám bác sĩ:
- Núm vú tiết dịch bất thường (tiết sữa khi bạn không có thai hoặc không cho con bú, dịch tiết màu vàng, xám hoặc máu…)
- Tự sờ thấy khối ở vùng vú
- Nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn…
- Loét núm vú
- Đau tức khó chịu vùng vú
- Sốt kéo dài
- Thay đổi hình dạng, kích thước của vú.

3. Núm vú bị tụt ở phụ nữ cho con bú
Núm vú bị tụt mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của phụ nữ. Tùy mức độ núm vú bị tụt, cho bé bú có thể gặp khó khăn
- Mức độ 1: Bạn có thể kéo núm vú ra một cách nhẹ nhàng và có thể duy trì hình dạng này. Mức độ tụt này không gây ra vấn đề lớn với việc cho con bú.
- Mức độ 2: Bạn có thể kéo núm vú ra, nhưng không dễ dàng và sau khi thả tay ra thì núm vú lại tụt vào trong. Bạn có thể gặp khó khăn khi cho con bú.
- Mức độ 3: Bạn không thể kéo núm vú ra bằng tay. Khi cố gắng đẩy núm vú ra bên ngoài thì nó lập tức tụt vào trong. Nuôi con bằng sữa mẹ với trường hợp này có thể rất khó khăn, thậm chí là không thể.
Mặc dù núm vú bị tụt có thể làm cho việc cho con bú trở nên khó khăn, em bé hoàn toàn có thể ngậm lấy toàn bộ quầng vú, kéo núm vú về phía trong cổ họng. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể cho con bú với núm vú bị tụt.
Ngoài ra, kích thích núm vú thường làm cho núm vú nhô ra. Và nhiều trường hợp núm vú bị tụt lại nhô ra ngoài một cách tự nhiên ở các phụ nữ có thai và cho con bú.
XEM THÊM:
4. Các phương pháp điều trị núm vú bị tụt
Điều trị tại nhà
Bạn có thể sử dụng kĩ thuật của Hoffman để tự điều trị núm vú bị tụt tại nhà. Đây là một bài tập tại nhà bằng tay để đưa núm vú ra ngoài. Các bước là như sau:
- Đặt 2 ngón tay cái vào 2 bên của gốc núm vú của một bên vú.
- Nhấn mạnh 2 ngón tay cái vào mô vú và tách 2 ngón tay xa khỏi gốc núm vú một cách nhẹ nhàng.
- Làm tương tự với bên vú còn lại.

Bạn nên làm động tác này 5 phút/lần với mỗi bên vú và 2 lần/ngày. Điều này sẽ làm cho núm vú hướng ra ngoài. Nếu cần hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật này.
Chú ý: Không vê đầu núm vú liên tục ở phụ nữ có thai vì có thể gây tăng cơn co tử cung, dẫn đến đẻ non, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng các dụng cụ hút
Bằng lực hút chân không, các dụng cụ này là biện pháp không xâm lấn để kéo núm vú ra. Có rất nhiều loại dụng cụ hút trên thị trường. Bạn có thể mua ở những cơ sở uy tín và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Vì vùng đầu ti khá nhạy cảm, bạn có thể bị đau khi dùng máy hút không đúng cách hoặc dùng quá nhiều. Đây chỉ là dụng cụ hỗ trợ, và cần thời gian dài để hình dạng núm vú của bạn được cải thiện.
Phẫu thuật thẩm mỹ
Bác sĩ sẽ sử dụng chỉ sinh học để cố định cho núm luôn nhô ra ngoài, đồng thời loại bỏ tổ chức mô xơ của vú nếu có. Có nhiều cách thức để phẫu thuật tạo hình núm vú có thể duy trì cảm giác thông thường của núm vú, tránh sẹo và duy trì hoạt động bình thường của các ống và tuyến tiết sữa, bảo tồn toàn bộ chức năng tiết sữa để không gây ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bệnh nhân, đồng thời giấu nếp sẹo kín đáo.
Nếu núm vú bị tụt khiến bạn cảm thấy tự ti hoặc lo lắng rằng không thể cho con bú hay tụt núm vú kèm các có biểu hiện bất thường khác ở vú, hãy đến với Trung tâm tư vấn và chăm sóc Vú để được tư vấn, điều trị và sử dụng những dịch vụ y tế hiện đại và hiệu quả nhất.
Khi có cảm giác sốt, đau đớn, khó chịu, ngoài ra cơn đau còn tăng dần lên nếu sữa đã bị ứ đọng nhiều ngày thì việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.
TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHANH GỌN ĐƯỢC NGAY BUỔI ĐẦU TIÊN TẠI BREASTECH
TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI
- Hút bằng máy không đau, không sưng, không chảy máu
- Sử dụng kem chuyên dụng chống đau rát đầu ti
- Chống nứt cổ gà giúp bé bú được ngay
- Không đắp th-u-ố-c
- Không châm cứu. Không chọc kim
- Không day bóp gây đau đớn
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy sau sinh là bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, trung tâm hiện tại đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành.
Trung Tâm Tư Vấn & Chăm Sóc Vú tập hợp y bác sỹ điều dưỡng kỹ thuật viên yêu nghề, thao tác thuần thục, thông tia sữa nhanh mà hoàn toàn không đau.
Sứ mệnh của trung tâm được giao phó là duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ đang thời kỳ bú. Mục tiêu là hoàn thành 30.000 ca thông sữa năm 2025. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng liên tục cập nhật kỹ thuật thông sữa tối ưu tiên tiến nhất của công nghệ để không đau và thông sữa nhanh nhất
KẾT QUẢ SAU LIỆU TRÌNH
- Hiệu quả ngay sau khi kết thúc
- Ngày càng nhiều sữa
- Toàn bộ máy móc đều hiện đại
- Khám nhẹ nhàng, cẩn thận
- Bé bú được ngay
- Không gây biến chứng
- Bệnh nhân hài lòng mới thu phí.
- 7 cách làm sữa mẹ xuống nhiều cho bé ti thoải mái mẹ không lo thiếu sữa
- Chữa tắc tia sữa bằng việc chiếu đèn hồng ngoại có hiệu quả không?
Tắc tia sữa có mủ là gì, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh các mẹ nên biết để tránh
5% bệnh nhân cần điều trị đến lần 2 và 3 thường là các trường hợp tự chữa ở nhà bằng các mẹo và phương pháp dân gian, để kéo dài nhiều ngày dẫn đến áp xe, nhiễm trùng nên cần sử dụng thủ thuật phức tạp và kéo dài vài ngày.
https://tacsuame.com/