Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, nếu không biết chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến hăm tã. Dưới đây là những cách điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh:
1. Dấu hiệu và triệu chứng hăm tã ở trẻ
- Da bị mẩn đỏ.
- Hăm thường xuất hiện ở bụng, bộ phận sinh dục và trong các kẻ da ở đùi và mông
- Vùng da bị hăm thường nóng hơn các vùng da bình thường kahcs.
- Bé có thể khó chịu, đặc biệt là khi thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé.
Các trường hợp bị nặng có thể gây đau đớn cho bé và xuất hiện các vết loét.
2. Cách chống hăm khi chăm sóc da trẻ sơ sinh
Để “đánh bật” hăm tã dễ dàng, các mẹ hãy tuân thủ các bước sau khi chăm sóc làn da trẻ sơ sinh:
– Luôn luôn sử dụng loại tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.

Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc con nhỏ nên xu hướng dùng tã giấy tiện dụng thay thế cho tã vải ngày càng nhiều. Các bà mẹ nên cẩn trọng khi chọn mua tã giấy cho an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ (chưa đến 20.000 đồng/10 miếng), loại tã này được lót một lớp nilông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ.
– Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.
– Chú ý thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.

– Đối với trường hợp bé đã bị hăm tã, bố mẹ nên rửa sạch vùng da bị hăm, lau khô, bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên và có chứa chất tiền vitamin B5, giúp thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé.
Sẽ rất khó tin, nhưng thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phân của bé. Đáng chú ý là những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… Khi bé có dấu hiệu bị hăm tã, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình.
Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân gây hăm ở bé.

Bên cạnh những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ chia sẻ rộng rãi như: Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé. Cách thứ 2 là lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.
Chống hăm da cho bé không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện khám chữa.
3. Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
– Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
– Trẻ bị sốt
– Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
– Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
– Trẻ có tiêu chảy
4. Phòng chống hăm tã ở trẻ
Đừng để con hăm rồi mới chữa, hãy chủ động phòng chống ngay từ đầu.
Đa số bố mẹ có suy nghĩ chỉ dùng thuốc trị hăm khi bé đã bị hăm tã, nhưng thực tế, chứng hăm tã cần phòng ngừa hơn chữa trị. Đừng để đến khi hăm tã tấn công làn da bé yêu mới bị động đối phó. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một quá trình tỉ mỉ và đòi hỏi chủ động phòng chống ngay từ đầu. Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn loại thuốc có thể vừa phòng ngừa vừa điều trị hăm cho bé là tốt nhất.

Tuy nhiên, việc bôi thuốc chống hăm mỗi ngày có thể làm nhiều bố mẹ lo lắng vì các thành phần hoá dược trong thuốc có thể gây kích ứng cho làn da vốn quá mỏng manh và nhạy cảm của bé yêu. Để tránh tình trạng này, mẹ nên lựa chọn loại thuốc chống hăm có thành phần hoàn toàn lành tính để không gây kích ứng cho làn da mỏng manh của con yêu.
Chăm sóc làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh, tưởng khó mà không khó, chỉ cần có phương pháp đúng đắn và khoa học. Yêu con, các bậc phụ huynh hãy lựa chọn để cho con yêu những điều tốt đẹp nhất nhé!
TRUNG TÂM TẮC TIA SỮA PHỤ SẢN
Cơ sở 1: Số 6A Ngõ 6 Dốc Phụ Sản – Cầu Giấy – 0946530809
Cơ sở 2: Số 105 Láng hạ – Đống Đa – Hà Nội – 0975318871
Cơ sở 3: Số 2 Thanh Bình – Hà Đông – Hà Nội – 0912661144
Cơ sở 4: Số 11A Ngõ 54 Nghĩa Dũng – Ba Đình – Hà Nội – 0976581867
Cơ sở 5: Số 322 Ngọc Lâm – Long Biên – 0962754950
Cơ sở 6: Số 753 Trương Định – Hoàng Mai – 0962821146
Web site: https://tacsuame.com Zalo trực tuyến: 0912661144
Khi có cảm giác sốt, đau đớn, khó chịu, ngoài ra cơn đau còn tăng dần lên nếu sữa đã bị ứ đọng nhiều ngày thì việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.
TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHANH GỌN ĐƯỢC NGAY BUỔI ĐẦU TIÊN TẠI BREASTECH
TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI
- Hút bằng máy không đau, không sưng, không chảy máu
- Sử dụng kem chuyên dụng chống đau rát đầu ti
- Chống nứt cổ gà giúp bé bú được ngay
- Không đắp th-u-ố-c
- Không châm cứu. Không chọc kim
- Không day bóp gây đau đớn
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy sau sinh là bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, trung tâm hiện tại đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành.
Trung Tâm Tư Vấn & Chăm Sóc Vú tập hợp y bác sỹ điều dưỡng kỹ thuật viên yêu nghề, thao tác thuần thục, thông tia sữa nhanh mà hoàn toàn không đau.
Sứ mệnh của trung tâm được giao phó là duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ đang thời kỳ bú. Mục tiêu là hoàn thành 30.000 ca thông sữa năm 2025. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng liên tục cập nhật kỹ thuật thông sữa tối ưu tiên tiến nhất của công nghệ để không đau và thông sữa nhanh nhất
KẾT QUẢ SAU LIỆU TRÌNH
- Hiệu quả ngay sau khi kết thúc
- Ngày càng nhiều sữa
- Toàn bộ máy móc đều hiện đại
- Khám nhẹ nhàng, cẩn thận
- Bé bú được ngay
- Không gây biến chứng
- Bệnh nhân hài lòng mới thu phí.
- 7 cách làm sữa mẹ xuống nhiều cho bé ti thoải mái mẹ không lo thiếu sữa
- Chữa tắc tia sữa bằng việc chiếu đèn hồng ngoại có hiệu quả không?
Tắc tia sữa có mủ là gì, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh các mẹ nên biết để tránh
5% bệnh nhân cần điều trị đến lần 2 và 3 thường là các trường hợp tự chữa ở nhà bằng các mẹo và phương pháp dân gian, để kéo dài nhiều ngày dẫn đến áp xe, nhiễm trùng nên cần sử dụng thủ thuật phức tạp và kéo dài vài ngày.